Làm gì để phòng chống sâu răng?
Sâu răng là một bệnh phổ biến thứ hai sau cảm cúm. Nếu như cảm cúm được nhận biết ngay sau khi bệnh vừa khởi phát thì sâu răng có thể gây ra những tổn hại đáng kể
cho người bệnh mà không có một dấu hiệu rõ rệt nào. Ngoài việc gây đau nhức và những biến chứng viêm tủy, viêm quanh chân răng, sâu răng còn gây ra những trở ngại
về giao tiếp như hơi thở hôi, ngả màu men răng... Vì thế cần có những hiểu biết để phòng ngừa và đi điều trị sớm nếu mắc bệnh.
Nguyên nhân gây Sâu răng
Người ta cho rằng có 4 nhân tố như một chuỗi liên hoàn gây ra sâu răng là vi khuẩn, thức ăn, cấu trúc và ý thức vệ sinh răng miệng của từng người.
Sự gây ra sâu răng của thức ăn được nhắc đến nhiều nhất là đường, là cơ sở quan trọng để vi khuẩn bám vào đó sinh sôi nảy nở, nhất là ăn nhiều đường,
ăn đồ ngọt, không đánh răng trước khi đi ngủ. Các gợn thức ăn còn bám vào các kẽ răng, nếu không đánh răng thường xuyên, hoặc/và không lấy cao răng định kỳ
cũng sẽ làm môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển. Theo nghiên cứu của các giáo sư tại viện sức khỏe răng miệng Hoa Kì,
chỉ cần sau khi ăn 1 giờ không đánh răng thì số lượng vi khuẩn đã tăng lên gấp 10 lần. Đồng thời trong quá trình phát triển vi khuẩn còn tiết ra rất nhiều chất độc gây hại
trực tiếp cho men và ngà răng, từ đó hình thành lên các lỗ sâu trên bề mặt răng.
Quá trình từ răng mới sâu đến khi hình thành lỗ sâu phải trải qua một thời gian, nhanh hay chậm tùy thuộc vào sự vệ sinh, khả năng chống sâu răng của từng người
và cũng phụ thuộc mức độ vi khuẩn nhiều hay ít. Người ta cho rằng từ lúc xuất hiện các đốm răng cho đến khi hình thành lỗ sâu có thể đến 1,5 năm, trong thời gian đó
rất cần được điều trị kịp thời.
Khả năng chống sâu của răng tùy thuộc vào trạng thái kết cấu của răng. Hàm răng không bị sứt mẻ, không khiếm khuyết, mọc thẳng hàng, thẳng lối, men răng trắng bóng,
mức khoáng hóa răng cao là những yếu tố quan trọng chống lại các tác nhân gây sâu răng. Ngược lại, các yếu tố này không hoàn chỉnh thì nguy cơ sâu răng là rất lớn.
Hậu quả của bệnh sâu răng
Như chúng ta đều biết, hậu quả của sâu răng có mối liên quan chặt chẽ với các vấn đề về sức khỏe răng miệng và kinh tế xã hội.
* Về sức khỏe răng miệng:
- Khi lỗ sâu mới hình thành hầu như không gây khó chịu cho người bệnh nên ít người phát hiện ra.
- Khi xuất hiện những tổn thương có thể nhìn thấy bằng mắt thường thì đa phần các bệnh nhân thường than phiền về việc dắt thức ăn và những cơn đau nhức khiến họ ăn
ngủ không ngon.
- Theo thời gian, tổn thương sâu răng lan dần vào tủy răng và gây ra những cơn đau đặc biệt khó chịu kèm theo sốt cao. Nếu không điều trị triệt để thì bệnh nhân sẽ
có nguy cơ cao bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuản.
* Về kinh tế xã hội:
- Những bệnh nhân sâu răng thường lo lắng về hơi thở có mùi khó chịu của mình gây ra những khó khăn trong giao tiếp từ đó ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và công
việc.
- Hơn thế nữa, người bệnh cũng phải tốn một khoảng chi phi khá lớn cho những cuộc điều trị sâu răng, nhất là khi đã có biến chứng viêm tủy.
Cách phát hiện Sâu răng
- Răng bị sâu khác với các bộ phận khác bị tổn thương, vì đây là một quá trình và là bộ phận duy nhất trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi, phải chữa trị.
Thông thường sâu răng phát triển liên tục từ lớp nông đến lớp sâu của răng.
- Triệu chứng ban đầu là răng đổi màu, lúc này người bệnh chưa cảm thấy gì, lỗ sâu răng chưa có và kích thích do thức ăn nóng, lạnh chưa xảy ra. Một thời gian sau,
răng biến đổi sang màu nâu hoặc màu đen. Lỗ sâu ở răng xuất hiện, người bệnh cảm thấy khó chịu khi thức ăn giắt vào lỗ sâu, cảm thấy buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh,
đau khi có thức ăn nóng giắt vào. Nếu lỗ sâu tiếp tục bị sâu thì phần đáy lỗ bị bong calcium và mềm hóa, nhiễm vào tầng sâu của răng, làm cho bệnh nặng hơn.
Khi răng đau kéo dài, hoặc mức độ đau gia tăng thì rất có thể tủy răng đã bị viêm. Bên cạnh đó, khi bị sâu răng, hơi thở của người bệnh còn có mùi hôi.
Cách phòng chống Sâu răng
- Cách tốt nhất để phòng không bị sâu răng là chúng ta phải phòng ngừa đúng cách, đó là:
- Chải răng ngay sau bữa ăn, chải răng đúng phương pháp với kem đánh răng có Gluoride.
- Làm sạch vùng tiếp xúc giữa các răng và kẽ răng bằng chỉ nha khoa.
- Thực hiện chế độ ăn nhiều rau quả, các chất có xơ và hạn chế ăn vặt.
- Sử dụng dung dịch xúc miệng như Listerine có tác dụng diệt khuẩn, tiêu hủy mảng bám và giảm viêm lợi
- Những phụ nữ mang thai cần bổ sung calcium để trẻ sinh ra không bị thiếu chất tạo răng.
- Khám răng định kì 6 tháng 1 lần để được cạo vôi răng và phát hiện sớm điều trị sâu răng kịp thời.
- Khi lỗ sâu mới hình thành hầu như không gây khó chịu cho người bệnh nên ít người phát hiện ra.
- Khi xuất hiện những tổn thương có thể nhìn thấy bằng mắt thường thì đa phần các bệnh nhân thường than phiền về việc dắt thức ăn và những cơn đau nhức khiến họ ăn
ngủ không ngon.
- Theo thời gian, tổn thương sâu răng lan dần vào tủy răng và gây ra những cơn đau đặc biệt khó chịu kèm theo sốt cao. Nếu không điều trị triệt để thì bệnh nhân sẽ
có nguy cơ cao bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuản.
* Về kinh tế xã hội:
- Những bệnh nhân sâu răng thường lo lắng về hơi thở có mùi khó chịu của mình gây ra những khó khăn trong giao tiếp từ đó ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và công
việc.
- Hơn thế nữa, người bệnh cũng phải tốn một khoảng chi phi khá lớn cho những cuộc điều trị sâu răng, nhất là khi đã có biến chứng viêm tủy.
Cách phát hiện Sâu răng
- Răng bị sâu khác với các bộ phận khác bị tổn thương, vì đây là một quá trình và là bộ phận duy nhất trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi, phải chữa trị.
Thông thường sâu răng phát triển liên tục từ lớp nông đến lớp sâu của răng.
- Triệu chứng ban đầu là răng đổi màu, lúc này người bệnh chưa cảm thấy gì, lỗ sâu răng chưa có và kích thích do thức ăn nóng, lạnh chưa xảy ra. Một thời gian sau,
răng biến đổi sang màu nâu hoặc màu đen. Lỗ sâu ở răng xuất hiện, người bệnh cảm thấy khó chịu khi thức ăn giắt vào lỗ sâu, cảm thấy buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh,
đau khi có thức ăn nóng giắt vào. Nếu lỗ sâu tiếp tục bị sâu thì phần đáy lỗ bị bong calcium và mềm hóa, nhiễm vào tầng sâu của răng, làm cho bệnh nặng hơn.
Khi răng đau kéo dài, hoặc mức độ đau gia tăng thì rất có thể tủy răng đã bị viêm. Bên cạnh đó, khi bị sâu răng, hơi thở của người bệnh còn có mùi hôi.
Cách phòng chống Sâu răng
- Cách tốt nhất để phòng không bị sâu răng là chúng ta phải phòng ngừa đúng cách, đó là:
- Chải răng ngay sau bữa ăn, chải răng đúng phương pháp với kem đánh răng có Gluoride.
- Làm sạch vùng tiếp xúc giữa các răng và kẽ răng bằng chỉ nha khoa.
- Thực hiện chế độ ăn nhiều rau quả, các chất có xơ và hạn chế ăn vặt.
- Sử dụng dung dịch xúc miệng như Listerine có tác dụng diệt khuẩn, tiêu hủy mảng bám và giảm viêm lợi
- Những phụ nữ mang thai cần bổ sung calcium để trẻ sinh ra không bị thiếu chất tạo răng.
- Khám răng định kì 6 tháng 1 lần để được cạo vôi răng và phát hiện sớm điều trị sâu răng kịp thời.