Răng sứ có thể ăn nhai thoải mái không? Răng sứ có thể nhai đồ cứng không?




Sau khi gắn răng sứ, bạn có thể sử dụng răng sứ để ăn nhai thoải mái thì răng sứ mới đạt yêu cầu.

Nếu có bất kỳ khó chịu nào sau khi gắn răng sứ, bạn nên báo với nha sĩ để được điều chỉnh ngay, giúp bạn có thể ăn nhai tự nhiên như răng thật.
Sứ là vật liệu có tính chất cứng hơn men răng tự nhiên, tuy nhiên nếu nhai nhằm thức ăn hay vật quá cứng, cứng hơn sứ như càng cua, sạn,… răng sứ vẫn có thể bị mẻ. Vì vậy, tránh nhai đồ ăn cứng sẽ giúp răng sứ bền hơn và sử dụng được lâu dài.

Làm răng có đau không?

Trong chúng ta nói chung, không một ai muốn bị đau nhất là đau răng. Và chúng tôi cũng gặp không ít trường hợp vì sợ đau mà nhiều khách hàng ngại đến nha khoa. Nhiều trường hợp dẫn đến bệnh răng miệng ngày càng nặng hơn và càng khó điều trị cũng như tốn kém hơn rất nhiều so với việc điều trị sớm, đúng phương pháp.
Hiểu rõ điều đó nên Nha Khoa Tấu đã trang bị nhiều máy móc mới, hiện đại ... như X.Quang tại chỗ, tay mài - chỉnh răng cao tốc - Hight Speed - với bạc đạn bằng gốm sứ siêu bền, vốn là những phát minh cao cấp dành cho công nghệ vũ trụ của NASA... cùng với sự khéo léo của Bác Sĩ chuyên khoa, âm nhạc nhẹ nhàng... sẽ giúp cho việc điều trị răng miệng trở nên nhẹ nhàng, dễ chịu hơn rất nhiều so với trước đây. (Nếu quý khách đã từng trải qua các lần làm răng trước đây).
Bên cạnh đó, Nha Khoa Tấu đã đầu tư nhiều công sức trong việc thông tin kịp thời những kiến thức răng miệng từ cơ bản đến chuyên sâu giúp Bạn giữ gìn và bảo vệ răng miệng tốt hơn.
Không có gì quý bằng răng thật, giữ gìn răng đúng cách, chữa răng kịp thời sẽ giúp bạn có một nụ cười tươi tắn, mạnh khỏe và tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức, tiền bạc và không phải ... sợ đau!

Thường xuyên bị chảy máu chân răng là do bệnh gì?

Hỏi: 

Em bị bệnh chảy máu chân răng rất lâu rồi, cứ mỗi lần ngủ dậy là lại thấy máu ở chân răng chảy ra, có những lúc không làm gì, ngồi chơi không cũng bị chảy máu. Em đã đi khám và bác sĩ bảo là do nóng và thiếu vitamin C. Khi về nhà em đã ăn nhiều đồ mát và mua cả plussz để uống mà vẫn không khỏi. Làm ơn cho em biết đó là bệnh gì và cách điều trị ra sao?



Đáp:

 Chảy máu chân răng chỉ là một triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau, hay gặp trong một sô bệnh thông thường như:
- Bệnh thuộc răng miệng: viêm quanh răng, viêm lợi, sâu răng…
- Bệnh thuộc hệ thống tạo máu: do thiếu một vài yếu tố tham gia vào quá trình đông máu như: bệnh ưa chảy máu, bệnh giảm tiểu cầu, thiếu can xi…
- Một số bệnh về gan, do gan tham gia vào quá trình tổng hợp chất đông máu từ vitamin K.
- Một số bệnh toàn thân khác cũng gây nên chảy máu chân răng như ăn uống thiếu chất, thiếu vitamin, dinh dưỡng kém…
Trường hợp của bạn, thường chảy máu chân răng vào buổi sáng thì cần kiểm tra răng miệng; nên vệ sinh răng miệng tốt, như có thể xúc miệng bằng Listerin, chai xúc miệng T.B, nước muối sinh lý 0,9%...; đánh răng trước khi đi ngủ và lúc mới ngủ dậy, lưu ý đánh răng cũng phải đúng kỹ thuật (dọc theo các chân răng từ trên xuống và từ dưới lên, dùng bàn chải mềm không đánh quá mạnh làm xây xước, tổn thương niêm mạc lợi). Ngoài ra nên bổ sung thêm trong chế độ ăn các loại vitmin C, canxi…
Nếu không đỡ, bạn nên đi khám răng miệng và kiểm tra sức khỏe định kỳ, làm các xét nghiệm tổng quát như công thức máu, máu đông máu chảy và xét nghiệm chức năng gan.

Ưu và nhược điểm của răng giả tháo lắp



Phục hình tháo lắp hay hàm giả được dùng để thay thế cho những răng mất xen kẽ hay mất toàn bộ răng và những mô nướu liên quan. Hàm giả gồm có phần nền bằng nhựa Acrylic hoặc bằng khung hợp kim và phần răng bằng nhựa hoặc sứ.
Ngoài ra Hàm giả còn giúp nâng đỡ cơ môi, má, tránh nếp nhăn quanh miệng, giúp nụ cười luôn tươi trẻ, tự nhiên.

Ưu điểm răng giả tháo lắp

- Cải thiện tình trạng mất răng, tăng sức ăn nhai.
- Giúp ăn ngon miệng hơn.Tránh nếp nhăn quanh miệng, cho nụ cười đẹp, tự tin.
- Khá bền, cải thiện khả năng phát âm.

Nhược điểm răng giả tháo lắp

- Thời gian đầu khi chưa quen sẽ cảm thấy vướng trong miệng.
- Phải tháo ra để chải rửa.
- Cần thời gian thích nghi.
- Sức nhai yếu.
- Giảm cảm giác ngon miệng.

Có nên nhổ răng khi đang mang thai không?


Hỏi: Hiện tại răng (hàm) của em đang bị sâu nặng và đang có có hiện tượng đau trở lại mà em thì lai đang mang bầu (2tháng) .Cách đây 3tháng em đi khám răng bác sỹ bảo rằng răng em không chữa được nữa đến khi nào đau thì đến nhổ . Mà em nghe một số người bảo rằng khi đang mang bầu thì không được nhổ răng.Vậy cho em hỏi khi mà đau quá và cái răng không thể giữ lại được thì em có được nhổ răng không?
Trả lời:
Trên thực tế, những phụ nữ mang bầu có nguy cơ cao mắc các bệnh về răng miệng do lượng can xi trong cơ thể thay đổi liên tục. Đối với những phụ nữ hoàn toàn khỏe mạnh, sự thay đổi này rất khó nhận thấy, còn đối với những phụ nữ sức khỏe yếu thì khi mang bầu lượng canxi trong cơ thể người mẹ sẽ giảm đi rất nhiều.
Thai nhi ở 24 – 25 tuần tuổi là thời điểm hệ xương đang hình thành mạnh mẽ. Lượng canxi cần thiết để hình thành xương của trẻ được lấy từ cơ thể của mẹ. Trong máu của người mẹ khi ấy không đủ canxi và cơ thể đòi hỏi phải cung ứng thêm lượng canxi. Và “sự hy sinh đầu tiên” cho quá trình này là các mô xương ở hàm trên và hàm dưới.
Hơn nữa, khi mang bầu, tuyến nước bọt trong cơ thể người mẹ có sự thay đổi. Trong nước bọt chứa những chất làm chắc men răng, ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh sâu răng. Trong thời gian mang bầu, lượng nước bọt tiết ra giảm và hậu quả là bị sâu răng.
Nếu trì hoãn việc khám răng trong thời gian mang thai, người phụ nữ sẽ có nguy cơ phải nhổ một vài cái răng hoặc khiến cho các bệnh về răng trở nên trầm trọng hơn. Răng sâu chính là ổ nhiễm khuẩn nguy hiểm.
Các nhà khoa học khẳng định, những người mẹ có răng sâu sẽ sinh ra những đứa trẻ có hệ miễn dịch kém và bộ máy tiêu hóa làm việc không tốt, chưa kể còn xuất hiện một loạt các bệnh khác. Người mẹ bị sâu răng sẽ khiến trẻ cũng bị sâu răng và viêm vòm họng.
Vì thế, đối với những phụ nữ mang bầu, điều quan trọng là phải thường xuyên đi khám răng miệng và có những biện pháp chữa trị kịp thời.
Thường trong thời gian mang thai không nên nhổ răng vì có thể gây nhiễm trùng huyết ảnh hưởng đến thai nhi. Hiện bạn đang bị đau nhức răng hàm, bạn có thể uống thuốc kháng sinh do bác sĩ nha khoa chỉ định để giảm đau nhức. Thai của bạn đang ở tháng thứ hai nên việc uống kháng sinh sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến thai nhi, vì vậy bạn tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Bạn cũng không nên lo lắng quá, lúc này cần tập trung nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý để thai nhi phát triển tốt.

Có nên đi trám răng khi đang mang thai?



Hỏi: Tôi bị sâu răng định đi trám lại thì phát hiện có thai. Tôi đi khám sản phụ khoa thì được bác sĩ khuyên không nên trám răng, vì thuốc tê sẽ ảnh hưởng không tốt cho thai dù răng của tôi không phải lấy tủy. Bác sĩ nói phải chờ cho em bé ra đời mới được đi trám răng. Nay thai đã được 21 tuần, tôi đọc trong sách chăm sóc thai thì khuyên nên đi gặp nha sĩ để không bị nhiễm trùng (…). Xin cho tôi lời khuyên là nên gặp nha sĩ hay không?

Trả lời: Nếu chỉ trám răng mà không dùng đến thuốc tê thì bạn không có gì phải lo lắng. Răng sâu trong thời kỳ này hoàn toàn có thể và nên được trám sớm để tránh tình trạng sâu răng lan đến tủy gây viêm tủy. Đặc biệt trong giai đoạn thai nhi được 21 tuần tuổi (ba tháng giữa của thai kỳ) là giai đoạn mà nhiều thai phụ có thể chịu đựng được các can thiệp khó hơn như nhổ răng hoặc tiểu phẫu.
Trong thời kỳ mang thai, sự lơ là trong việc vệ sinh răng miệng do sức khỏe toàn thân có nhiều xáo trộn; cùng sự thay đổi hormon nên thai phụ rất dễ bị viêm nướu gây chảy máu nướu. Bạn nên nhờ nha sĩ lấy sạch vôi răng, mảng bám đóng trên răng và duy trì việc chải răng ngay sau bữa ăn.
Nếu bạn giữ vệ sinh răng miệng đúng cách thì tình trạng chảy máu nướu sẽ không còn. Bạn đừng quá lo lắng, hãy đến bệnh viện răng hàm mặt để được khám và chẩn đoán chính xác tình trạng sâu răng và viêm nướu trước khi có can thiệp trên răng và nướu tổn thương.

Đeo hàm giả tháo lắp có đau không?

Khi sử dụng một hàm giả mới, có thể bạn sẽ bị đau lợi, cộm hoặc phát âm khó.
Một số bạn sẽ cố gắng đeo vì nghĩ sau một thời gian sẽ hết đau nhưng điều đó sẽ làm chỗ đau nặng thêm. Cách tốt nhất là bạn nên tháo ra khi phát hiện bị đau hay cộm rồi đến nha sĩ để điều chỉnh lại ngay.
Thông thường đau và cộm phải điều chỉnh một hoặc vài lần mới hết.
Phát âm khó thường xảy ra ở người mang hàm giả hàm trên, nhưng sau một thời gian, lưỡi môi sẽ thích nghi và việc phát âm sẽ trở lại bình thường
Nếu trước giờ bạn chưa từng đeo hàm giả thì phải mất một khoảng thời gian dài hơn để thích nghi với việc sử dụng hàm giả.

Copyright © 2011. Nha Khoa Tấu - All Rights Reserved
Nha Khoa Tấu - Xóm 6, Xuân Thành, Yên Thành, Nghệ An
ĐT:0987112561 Xem tốt nhất ở độ phân giải 1024 x 768 pixel